Phần mềm lập trình PLC LS

Trong bài viết hôm nay, nhà thầu điện TEDCO giới thiệu đến quý khách hàng phần mềm lập trình PLC LS.
Ngày đăng: 16-07-2017
0 lượt xem
  Trong bài viết hôm nay, nhà thầu điện TEDCO giới thiệu đến quý khách hàng phần mềm lập trình PLC LS. 

 Phần mềm lập trình PLC LS

  Phần mềm lập trình PLC LS hay còn được gọi là phần mềm lập trình PLC LG, lập trình cho các dòng sản phẩm PLC LS của Hàn Quốc.
  Với dung lượng khá nhẹ, phần mềm PLC LS, người dùng có thể download từ internet khoảng 1 phút.
  Sau khi LS PLC software dowload về máy, ngời dùng có thể cài đặt bằng file setup.exe.

  Dưới đây là các bước để cài đặt phần mềm của lập trình PLC LS:

  Chạy file Setup xong, người dùng có thể thấy màn hình hiển thị như hình bên dưới, sau đó chọn NEXT.
phan mem lap trinh plc ls
  phan mem lap trinh plc ls
     
        Khi chương trình tự động chạy xong, ta chọn OK
phan mem lap trinh plc ls
phan mem lap trinh plc ls
  Khi đã hoàn thành việc cài đặt màn hình đã hiển thị như trên, ta thấy biểu tượng của phần mềm hiện liên trên Desktop, người dùng có thể click vào giao diện như hình bên dưới:
phan mem lap trinh plc ls
  Và để kết nối với phần mềm từ máy tính tới lập trình PLC, người dùng cần sử dụng cáp lập trình PLC LS.

 Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 090.799.5936 (Mr. Hải)
Địa chỉ: 18 Đường số 2, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP. HCM
Nhà Xưởng: 131/14 Đường số 6, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP. HCM
Điện Thoại: 083.724.1565

0 nhận xét:

Lập trình PLC và ứng dụng

   Lập trình PLC đã có lịch sử ra đời từ rất lâu và được ứng dụng rất nhiều vào công tác sản xuất. Vậy bạn đã biết gì về lập trình PLC và ứng dụng, hãy cùng nhà thầu điện TEDCO tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Lập trình PLC và ứng dụng

  PLC là ứng dụng lập trình dùng để thay thế các mạch relay trong thực tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra hay đầu vào. Một khi bên nào có sự thay đổi thì bên kia cũng sẽ có sự thay đổi theo. Dưới đây sẽ là lập trình PLC và ứng dụng mà nhà thầu điện TEDCO muốn giới thiệu. 
Bộ điều khiển lập trình PLC là gì?
  PLC thực chất là một máy tính điện tử được ứng dụng trong quá trình tự động hóa công nghiệp. Thiết bị điều khiển có thể “lập trình mềm” làm việc theo chương trình lưu trong bộ nhớ như một máy tính điều khiển chuyên dụng.
  Lập trình PLC thích hợp cho điều khiển logic (thay thế các rơ le), song cũng có thể điều chỉnh chức năng như PID... hay các chức năng tính toán khác.
lap trinh plc va ung dung
Lập trình PLC và ứng dụng 
Ứng dụng của PLC trong quá trình tự động hóa sản xuất
  Hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tự động hóa đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, tăng độ chính xác và đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất. PLC là một trong các bộ điều khiển đáp ứng được các yêu cầu về ứng dụng đó.
  - Khả năng của PLC
  PLC là một thiết bị điều khiển đa nang, đươnc ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để điều khiển một hệ thống theo một chương trình được viết bởi người sử dụng. Nhờ hoạt động theo một chương trình nên PLC có thể được ứng dụng để điều khiển nhiều thiết bị máy móc khác nhau.
  Chỉ cần thay đổi một chương trình điều khiển và kết nối thì ta đã có thể dùng chính PLC để điều khiển các thiết bị hay các máy móc khác.
  Nếu muốn thay đổi các quy luật hoạt động của máy móc, thiết bị tự động sản xuất ta chỉ cần thay đổi chương trình điều khiển.
  Các đối tượng mà PLC có thể điều khiển được rất đa dạng, từ máy bơm, máy cắt, máy khoan, lò nhiệt... đến các hệ thống phức tạp như băng tải, hệ thống chuyển mạch tự động, dây chuyền sản xuất... có thể điều khiển theo các quy luật khác nhau với những đối tượng của nó.
  Ưu điểm của PLC
  PLC có những ưu điểm mà các bộ điều khiển cổ điển dùng dây nối không thể nào so sánh được như:
  - Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học.
  - Gọn nhẹ nên dễ dàng cho việc di chuyển và sắp đặt.
  - Dễ bảo quản, sửa chữa.
  - Bộ nhớ trong có dung lượng lớn, dễ dàng nạp và xóa, chứa đựng được nhiều chương trình phức tạp.
  - Đạt độ chính xác cao, tốc độ xử lý nhanh.
  - Hoạt động tốt trong môi trường công nghiệp.
  - Được giao tiếp với nhiều thiết bị khác như máy tính, mạng, hay điều khiển các thiết bị khác.
 Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 090.799.5936 (Mr. Hải)
Địa chỉ: 18 Đường số 2, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP. HCM
Nhà Xưởng: 131/14 Đường số 6, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP. HCM
Điện Thoại: 083.724.1565

0 nhận xét:

Lập trình PLC bằng phầm mềm syswin

   SYSWIN là một phần mềm lập trình cho PLC của OMRON với những khả năng linh hoạt và trực quan, rất dễ sử dụng. Có hai cách lập trình với phần mền SYSWIN là lập trình bằng ngôn ngữ bậc thang (ladder diagram) và lập trình bằng dòng lệnh (Statement List) cộng với nhiều tính năng và các công cụ hỗ trợ.

Lập trình PLC bằng phầm mềm syswin

  Để cài đặt và chạy phầm mềm, máy tính cần đảm bảo những yêu cầu như:
  Windows 3.1 / 3.11, Window 95 hoặc Window 98. CPU 486 DX50 trở lên. Tối thiểu 8MB trong bộ nhớ. Có 10 MB đĩa cứng trống. Có cổng COM còn trống.
  Cài đặt Syswin
  Để cài đặt SYSWIN, cần bảo đảm đã có hệ điều hành Windows .
  Từ menu Start của hệ điều hành, chọn Run
  Đưa đĩa cài đặt SYSWIN số 1 vào ổ A: và gõ dòng sau ở ô trống Open của mục Run : a:\setup.exe rồi bấm Enter hoặc dùng chuột click nút OK.
lap-trinh-plc-bang-phan-mem-syswin
  Đưa các đĩa cài đặt thích hợp vào ổ A: theo hướng dẫn của chương trình khi cài đặt. Sau khi cài đặt xong, chương trình cài đặt sẽ tạo ra một nhóm chương trình của SYSWIN ở menu Programs như trên hình.
  Để khởi động SYSWIN, bấm Start, Program, chọn mục SYSWIN và bấm vào mục SYSWIN trong folder này
  Lập trình với Syswin
lap trinh plc bang phan mem syswin
  Từ menu File, chọn New project để tạo chương trình mới.
lap trinh plc bang phan men syswin
  Trên màn hình sẽ hiện ra một cửa sổ “ New project setup” để thiết lập cấu hình hệ thống với các mục như sau: PLC Type, CPU, Series, Editor, Interface, Bridge Option, Modem Option, Coding Option
  Sau khi chọn cấu hình thích hợp, bấm enter hoặc dùng chuột bấm (click) nút OK trên màn hình để kết thúc việc thiết lập cấu hình cơ bản của hệ thống và bắt đầu lập trình.
  Chương trình sẽ có 2 Network
  Network 1: là phần thân chương trình
  Network 2 : là lệnh END
lap trinh plc bang phan mem syswin
  Tiếp theo ta sẽ nhập vào các tiếp điểm và cuộn dây của chương trình. Bấm vào biểu tượng tiếp điểm thường hở trên thanh Drawing Tool . Con trỏ chuột bây giờ được đổi thành biểu tượng tiếp điểm. Định vị trí tiếp điểm trên sơ đồ bậc thang bằng cách di chuyển con trỏ chuột đến vị trí mong muốn và nhấn phím trái chuột. Trên màn hình sẽ hiện ra hộp thoại “contact” yêu cầu nhập vào địa chỉ dùng với tiếp điểm này.
lap trinh plc bang phan mem syswin
  Nhập vào địa chỉ của tiếp điểm là 000.00 ở ô Address, bấm OK để hoàn tất.
lap trinh plc bang phan mem syswin
  Sau khi nhập xong, trên màn hình làm việc sẽ có hiển thị một tiếp điểm với địa chỉ đi kèm, sau đó ô chọn màu đen dịch sang phải để ta có thể nhập lệnh tiếp theo.
  Tiếp theo nhập vào chương trình một tiếp điểm thường đóng (NC) bằng cách dùng chuột chọn biểu tượng tiếp điểm thường đóng như trên hình, định vị tiếp điểm này nối tiếp với tiếp điểm đã nhập ở bước trước. Gõ vào địa chỉ 00001 cho tiếp điểm này.
lap trinh plc bang phan mem syswin
  Sau khi nhập địa chỉ 00001 xong và bấm Enter, màn hình sẽ hiện ra như hình dưới:
  Tiếp theo, từ thanh công cụ chọn lệnh Output rồi di chuyển chuột đến vị trí cần đặt lệnh và nhấn nút trái chuột.
  Đánh vào ô Address địa chỉ 010.00 rồi nhấn OK
lap trinh plc bang phan mem syswin
  Nhập lệnh OR bằng cách tạo ra một tiếp điểm nối song song với tiếp điểm đầu tiên trên Network. Trên thanh công cụ chọn tiếp điểm contact và đặt nó phía dưới tiếp điểm đầu tiên là 000.00
  Gõ vào ô Address địa chỉ 010.00 và nhấn OK. Tiếp theo nối tiếp điểmvừa tạo với tiếp điểm nằm trên bằng cách chọn công cụ rồi nhấn chuột vào vị trí nằm giữa 2 dòng hoặc nhấn
  Để xóa tiếp điểm CH000.01, nhấn con trỏ chuột ở tiếp điểm này (hoặc dùng bàn phím di chuyển ô chọn đến tiếp điểm), nhấn DEL (hoặc từ menu Edit chọn Delete). Nếu muốn phục hồi lại lệnh vừa bị xóa, chọn Undo từ menu này
lap trinh plc bang phan mem syswin
  Hiện ta đã nhập xong một Network của chương trình. Để thêm Network mới vào, bấm vào nút Insert Network.
lap trinh plc bang phan mem syswin
  Từ hộp thoại hiện ra, chọn vị trí nơi sẽ chèn Network mới. Ở đây ta sẽ chèn Network mới vào phía dưới Network hiện hành nên ta sẽ chọn “BELOW Current Network” và nhấn OK.
lap trinh plc bang phan mem syswin
  Khi đó một dòng trống sẽ được tạo ra bên dưới Network hiện hành như hình dưới.
lap trinh plc bang phan mem syswin
  Network mới này là lệnh END (01). Đặt con trỏ vào vị trí ô đầu tiên của Network, sau đó bấm phím F8 để chèn lệnh Function vào ô trống đó. Để chọn lệnh cần thiết, có thể đánh mã lệnh (ở đây là 01), đánh tên lệnh hoặc lựa Function từ 1 danh sách có sẵn bằng cách nhấp vào nút Select. Ngoài ra có thể tham khảothêm về lệnh bằng cách nhấp đúp vào nút Reference.
  Gõ END vào ô Function rồi nhấn OK để kết thúc
lap trinh plc bang phan mem syswin
  Chương trình hoàn chỉnh ta vừa nhập có dạng dưới đây:
lap trinh plc bang phan mem syswin
 Đặt tên ký hiệu mô tả ( symbol) cho các địa chỉ
  Để đặt tên ký hiệu mô tả cho các địa chỉ, trước tiên di chuyển ô chọn đến địa chỉ cần đặt tên, ô Adr ở cuối màn hình sẽ hiển thị địa chỉ hiện hành. Sau đó bấm vào ô Sym và đánh vào một tên cho địa chỉ này. Phần mô tả địa chỉ có thể đánh vào ô Com. Lưu tên vừa đặt bằng cách bấm nút Store.
  SYSWIN là một phần mềm lập trình cho PLC của OMRON với khả năng linh hoạt, trực quan và dễ sử dụng chạy PLC và các lệnh Timer và Counter
  Nạp chương trình vào PLC (download program to PLC)
  Nối máy tính PC với PLC qua bộ chuyển đổi và cáp RS232C. Đầu cắm của bộ chuyển đổi sẽ nối vào cổng Peripheral Port của PLC
  Từ menu Online, chọn Connect để kết nối với PLC.
  Sau khi máy tính đã được kết nối với PLC, đèn COMM trên PLC sẽ nhấp nháy và các mục khác trên menu này trở thành màu đen (được phép lựa).
  Cũng từ menu Online, chọn Download rogram, một hộp thoại sau đây hiện ra hỏi ta có muốn xóa bộ nhớ chương trình trong PLC không (Clear Program Memory) trước khi nạp. Nên lựa tùy chọn này để tránh các vấn đề có thể xảy ra. Bấm OK để nạp chương trình vào PLC.
  Khi việc nạp hoàn tất, bấm nút OK ở hộp thoại sau để tiếp tục:
  Chú ý :Không thực hiện việc Download vào PLC nếu PLC đang ở chế độ RUN
  Chạy chương trình ( Run)
  Chuyển PLC sang chế độ RUN hoặc MONITOR bằng nút PLC Mode
  Chuyển từ STOP/PRG Mode sang Monitor Mode rồi bấm OK
  PLC sẽ chuyển sang chế độ Monitor Mode.
  Chú ý: Trong khi chương trình đang chạy có thể theo dõi cách hoạt động của chương trình bằng cách bấm vào nút Monitoring
  Bổ sung các lệnh Timer và Counter
  Trước hết chuyển chế độ của PLC sang Program Mode. Máy tính sẽ hỏi thao tác này làm thay đổi chế độ PLC, có tiếp tục hay không, ta chọn YES. Sau đó, bổ sung các lệnh Timer và Counter vào chương trình:
  + Bổ sung 1 Network mới vào chương trình bằng cách chọn Insert Network
  + Trong Network mới thêm tiếp điểm thường hở có địa chỉ (Address) là 00003.
  + Bổ sung Timer vào bằng cách chọn TIM và đặt nó sau tiếp điểm trên. Trong hộp thoại Timer mở ra nhập vào 000 là số thứ tự của Timer, trong ô Value nhập vào ô Timer giá trị #1000 (tức 100 giây) (chú ý phải có dấu #)
  Tiếp theo ta sẽ bổ sung một Counter (CNT) vào chương trình:
  1-Định vị hộp chọn ở Network 2, chọn lệnh Insert Network rồi chọn Below Current Network, sau đó nhấn OK để thêm Network mới dưới Network hiện hành. 2-Thêm một tiếp điểm thường hở vào đầu Network mới dùng nút tiếp điểm thường hở, nhập địa chỉ 00004 cho tiếp điểm này. 3-Nhập lệnh Counter nối tiếp sau tiếp điểm trên bằng cách chọn nút: CNT
  Trong hộp thoại mở ra, nhập số của Counter (CNT) là 001 vào ô Counter còn SV là địa chỉ DM 0000 vào ô Value sau đó nhấn OK để định vị Counter.
  4- Tiếp theo ta phải nhập đầu vào Input thứ 2 (Reset) cho Counter . Đầu vào này sẽ là tiếp điểm có địa chỉ 00005. Thực hiện tương tự để thêm tiếp điểm thường mở này. Nếu chương trình dài quá và màn hình không đủ để hiển thị toàn bộ, ta có thể dùng thanh cuộn (Scroll bar) để cuộn lên xuống.
  5-Nạp chương trình mới bổ sung bằng lệnh Download Program.
  6-Chuyển chế độ của PLC từ Monitor mode hoặc Program mode sang RUN mode để chạy chương trình.
  7-Chuyển sang chế độ Monitor để theo dõi hoặc thay đổi giá trị trong PLC.
  Theo dõi và đặt giá trị trong PLC
  Theo dõi( Monitor) các địa chỉ trong PLC: Ta có thể theo dõi trạng thái và ghi đè giá trị mới lên bất cứ địa chỉ nào ( có thuộc tính cho phép ghi) trong PLC bằng thanh Data Set Bar. Để chuyển đến thanh này, bấm phím Tab, sau đó nhấn Enter hoặc nhấp đúp chuột trái vào một ô trống trong thanh này.
  Một hộp thoại mở ra sẽ hỏi địa chỉ cần theo dõi. Nhập 00000 vào ô Address và nấn vào nút Read để đọc trạng thái bit 00000 từ PLC.
  Để theo dõi một word, nhấp đúp chuột vào ô trống bên cạnh trong thanh Data Set Bar rồi nhập địa chỉ DM0000 vào ô Address rồi nhấn nút OK để đọc giá trị của word DM0000 từ PLC .
  Nhập CNT001 để theo dõi giá trị hiện hành của Counter số 001.
  Giá trị đặt (SV) của Counter 001 được chứa trong thanh ghi DM0000 mà từ trước tới giờ, giá trị của nó chưa được xác định rõ ràng. Để đặt giá trị cho DM0000, nhấp đúp chuột vào ô có địa chỉ DM0000 và nhập vào giá trị 10 vào ô Value rồi bấm vào nút Write để ghi giá trị 10 vào DM0000.
  Lưu chươngtrình (save program)
  Để tiện cho việc truy cập, chỉnh sửa, tham khảo sau này, chương trình ta vừa lập có thể được lưu vào đĩa cứng hoặc đĩa mềm máy tính.
  1-Từ menu File, chọn Save project as:
  2-Chọn ổ đĩa và thư mục nơi sẽ lưu chương trình, nhập tên file chương trình (ở đây giả sử ta đặt tên là TAM) vào ô File name sau đó nhấn OK để lưu.
  Đọc chương trình từ PLC lên máy tính (Upload):
  Chương trình trong PLC có thể được đọc ngược lại lên máy tính (Upload); Giả sử ta có một chương trình trong PLC và muốn lưu nó vào một file trên đĩa cứng. Ta sẽ làm như sau:
  1-Từ menu file chọn New để tạo một Project mới cho chương trình sẽ được tải.
  2-Khai báo các thông số có cấu hình khớp với loại PLC đang dùng và nhấn OK.
  3-Từ Menu Online chọn Upload program from PLC.
  Hộp thoại Upload sẽ hỏi về các lựa chọn khi Upload.
  Nhấn nút OK dể thực hiện việc đọc chương trình lên máy tính
  Khi việc đọc chương trình đã thực hiện xong, nhấn OK để kết thúc.

0 nhận xét:

Lập trình plc điều khiển tủ ats

Sự phát triển của khoa học- công nghệ đã đưa cuộc sống của nhân loại luôn vận động theo chiều hướng phát triển đi lên. Một loạt các công trình, sản phẩm với công nghệ cao, hiện đại được sản xuất và áp dụng vào cuộc sống. Phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống, bắt kịp xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước cũng như thế giới. Để hiểu rõ hơn về lập trình PLC điểu khiển thủ ats, hãy cùng nhà thầu điện TEDCO tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Lập trình plc điều khiển tủ ats

Với nhiều ưu điểm nổi trội so với hệ điều khiển truyền thống, bộ lập trình pcl hiện nay rất được các nhà xưởng, công ty lựa chọn áp dụng.

lap trinh plc dieu khien tu ats

Lập trình plc điều khiển tủ ats

Có thể kể đến như: hình dạng gọn hơn, giảm thiểu diện tích sử dụng; thời gian lắp đặt, đi vào vận hành nhanh hơn; là một bộ phận được lắp riêng nên dễ dàng thay đổi, sữa chữa mà không gây ảnh hưởng, tổn thất đến các vật dụng khác; giá cả phù hợp; được soạn sẵn hướng dẫn sử dụng nên thời gian huấn luyện sử dụng được giảm xuống đáng kể; ứng dụng được trong phạm vi rộng hơn; lưu giữ được các thông tin tốt; sai sót trong quá trình sử dụng ít; ít hư hỏng do thích ứng được với các điều kiện thời tiết. Với các ưu điểm đó, hệ lập trình pcl hiện nay đang được thiết lập để điều khiển tủ ats, một loại tủ liên quan đến nguồn điện.
Tủ ats có thể hiểu là một hệ thống được nối với máy phát điện, nó sẽ theo dõi sự ổn định của ng uồn điện chính, nếu nguồn điện có vấn đề thì tủ ats sẽ phát tín hiệu tự động đến máy phát điện, đưa điện dự phòng vào nguồn điện chính. Nếu nguồn điện chính được phục hồi lại thì tủ ats sẽ tự động quay trở lại bình thường.
Hệ thống tủ ats muốn thực hiện được chức năng tự động của nó cần có một hệ lập trình phù hợp, kết nối các đầu vào, ra của tủ. Hệ lập trình phổ biến nhất hiện nay là hệ lập trình plc.
Hệ lập trình pcl dùng các con chip, rele được thiết kế, điều khiển thông qua một ngôn ngữ lập trình, logic, có tính liên tục, tính đồng bộ, tính chuẩn hóa. Tính liên tục của nó được thể hiện ở chỗ một khi đã lập trình các lệnh thì cứ khi có vấn đề xảy ra cần đến việc sử dụng các lệnh đó thì hệ thống sẽ luôn được kích hoạt kịp thời. Tính đồng bộ được thể hiện ở chỗ các lệnh được đi kèm với các tính năng luôn đầy đủ, phù hợp. Tính chuẩn hóa ở chỗ các bộ phận được định sẵn gồm bộ xử lý CPU, bộ nhớ ROM và RAM, các cổng ra vào Input, Output dùng để thực hiện các chức năng khác nhau. Hệ thống đầu thu nhận tín hiệu vào, ra của 2 hệ thống được nối thích ứng với nhau.

 Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 090.799.5936 (Mr. Hải)
Địa chỉ: 18 Đường số 2, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP. HCM
Nhà Xưởng: 131/14 Đường số 6, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP. HCM
Điện Thoại: 083.724.1565

0 nhận xét: